Bạn đau đầu về việc phải đóng gói vì những món đồ dễ vỡ mà lại còn có giá trị cao? Kinh doanh không mấy lời nhưng mỗi khi đơn hàng bị hoàn về thì gặp không ít khó khăn. Vì thế, hãy ngăn chặn từ đầu bằng cách tham khảo một vài kinh nghiệm vận chuyển và đóng gói hàng hóa dễ vỡ rồi áp dụng ngay nhé.
Thế nào là hàng hóa dễ vỡ?
Nhãn dán “Hàng dễ vỡ xin nhẹ tay” là một khẩu hiệu được phổ biến rất nhiều khi được ghi chú trên những gói hàng. Vì thế hàng dễ vỡ chính là mặt hàng dễ bị hư hỏng, đổ vỡ và biến chất trong quá trình sản xuất, vận chuyển.
Đặc điểm của hàng dễ vỡ là rất dễ bị hư hỏng, chỉ cần một chút va chạm nhẹ, nghiêng hay chèn ép cũng sẽ khiến cho chúng bị hư hỏng, đổ bể. Hàng dễ vỡ bao gồm các mặt hàng như:
- Đồ công nghệ hay linh kiện điện tử như: tivi, máy tính, loa, màn hình,…
- Hàng tiêu dùng, mỹ phẩm được đựng trong chai, lọ thuỷ tinh
- Đồ dùng cá nhân làm từ thuỷ tinh và sành sứ như: ly tách, chén bát, đĩa,…
- Đồ công nghiệp từ thuỷ tinh như đèn y tế, đèn bàn,…
4 kinh nghiệm vận chuyển, đóng gói hàng dễ vỡ
Quy cách đóng gói hàng hóa dễ vỡ là việc mà không phải ai cũng biết. Để đảm bảo người nhận nhận đúng hàng, nguyên vẹn sau quá trình vận chuyển thì chủ shop cần tuân thủ các nguyên tắc đóng gói và vận chuyển như sau:
Lựa chọn chất liệu đóng gói phù hợp
Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển, hiện có rất nhiều chất liệu bao bọc hàng hoá tốt, đảm bảo an toàn khi vận chuyển hàng hóa đến tay người nhận. Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn giấy chuyên dụng, thùng carton, vật liệu độn, băng keo,…
Tùy vào kích thước của món đồ vận chuyển mà bạn có thể sử dụng các vật liệu bảo vệ khác nhau như:
- Màng PE bao quang đồ giúp bảo vệ chúng không bị trầy xước, mất thẩm mỹ khi đóng gói vận chuyển
- Mút xốp bong bóng đảm bảo an toàn khi vận chuyển chai, lọ thuỷ tinh
- Sử dụng xốp, vải, bìa carton cũ làm lót trước và sau khi xếp đồ vào thùng hay chèn vào chỗ trống để cố định đồ đạc
- Giấy báo cũ là vật liệu rẻ, tiết kiệm để đóng gói đồ dễ vỡ.
>> Xem thêm: Mẹo đóng gói hàng hóa đúng cách khi sử dụng dịch vụ giao hàng
Đính kèm nhãn “hàng dễ vỡ” lên gói hàng
Khi đóng gói hàng dễ vỡ, bạn nên đánh dấu tem “hàng dễ vỡ” trực tiếp lên thùng hàng để nhân viên giao hàng, bốc xếp đặc biệt lưu ý nhẹ tay. Ngoài ra, bạn cũng nên phân loại các thùng hàng dễ vỡ cùng các thùng bình thường để nhân viên giao hàng nhận biết được.
Lưu ý trong cách đóng gói hàng dễ vỡ bạn nên dùng băng keo để dán bên ngoài thùng hàng và không nên sử dụng dây thừng, dây vải để buộc hàng hóa.
Lời khuyên bạn nên quấn băng keo nhiều vòng xung quanh thùng hàng để hạn chế va đập với các món đồ khác để không làm vỡ hàng hoá bên trong.
Nguyên tắc xếp hàng lên xe vận chuyển
Việc phân loại hàng hoá trước là điều cần thiết. Nếu như hàng hoá có kích thước và trọng lượng khác nhau thì bạn nên tuân thủ dựa trên kích thước, kiện hàng lớn, nhỏ hay dễ vỡ cần được xếp ở khác khu vực nhằm hạn chế va đập.
Hãy xếp vị trí thùng theo từng hàng cố định và ngay ngắn, hạn chế các món hàng lớn đè lên hàng nhỏ và rơi vỡ tạo nên “hiện trường” lộn xộn sau khi vận chuyển. Để đảm bảo an toàn thì bạn nên xếp hàng cồng kềnh, hàng hóa nặng trước rồi sau đó là hàng hoá nhẹ.
Xếp hàng lên xe vận chuyển thì bạn nên đặc biệt lưu ý, nếu bị mất cân bằng trọng lượng thì rất dễ gây nguy hiểm cho shipper. Vì thế, hãy phân bổ trọng lượng trên xe hợp lý, những nơi không có đồ thì bạn nên chèn thêm túi khí vào để tránh va đập.
>> Xem thêm: 3 tuyệt chiêu vận chuyển hàng hoá nặng, cồng kềnh hiệu quả
Chọn mặt gửi vàng với đơn vị vận chuyển uy tín, giàu kinh nghiệm
Đây là điều quan trọng nhất, vì đối tác vận chuyển cần có kinh nghiệm hỗ trợ đóng gói và sắp xếp hàng lên xe sao cho hợp lý, cũng như vận chuyển nhẹ nhàng đảm bảo hàng hóa luôn được toàn vẹn. Do đó, bạn hãy lựa chọn một đối tác uy tín, kinh nghiệm để giúp việc vận chuyển trở nên suôn sẻ.
Goship áp dụng công nghệ vào khâu lên đơn hàng, xử lý, vận chuyển và sau vận chuyển, giúp khách hàng yên tâm hơn khi giao hàng hóa dễ vỡ, cụ thể:
- Lên đơn hàng: Bằng việc kết nối với 10 đơn vị vận chuyển khác nhau, Goship cho bạn 10 lựa chọn đơn vị giao hàng hàng đầu Việt Nam nhằm dễ dàng tìm ra giải pháp tối ưu nhất về chi phí
- Xử lý đơn hàng: Bạn có thể gửi thông tin để nhân viên giao hàng của đơn vị đến lấy. Đồng thời, shop cũng có thể tạo nhiều điểm lấy hàng để Goship lấy hàng.
- Vận chuyển: Trên hành trình giao hàng, ứng dụng Goship cập nhật liên tục thông tin vận chuyển. Báo cáo tình trạng của hàng hoá để giảm thiểu tối đa tỷ lệ hoàn. Đặc biệt, ứng dụng sẽ check trước xem sđt người nhận có lịch sử bom hàng không? để shop có biện pháp ứng phó kịp thời.
- Sau vận chuyển: Goship cam kết tỷ lệ hoàn dưới 5% và trả COD tốc hành, chỉ sau 2 ngày sau khi giao thành công, 3 lần 1 tuần vào thứ 2, 4, 6,…
Hy vọng với những tips mà Goship đã chia sẻ ở trên đã giúp bạn thủ được những tuyệt chiêu trong lần chuyển hàng dễ vỡ sắp tới. Goship thấu hiểu việc tìm kiếm đơn vị vận chuyển khiến bạn hoàn toàn yên tâm là điều không dễ dàng. Do đó, việc ứng dụng vận chuyển an toàn và tiết kiệm với Goship là phương án hiệu quả. Chúc các bạn thành công!